Quy định cơ chế giải quyết các tranh chấp về biển là một nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc tế, từ Hiến chương Liên Hợp quốc và cụ thể hóa là Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994 (Gọi tắt là Công ước Luật biển 1982 hay UNCLOS 1982). Đây vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng hỗ trợ các quốc gia trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở biển, vừa là công cụ hữu hiệu để các quốc gia giải quyết các tranh chấp phát sinh từ biển.
Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km2, được bao bọc bởi sáu nước là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei và Malaysia. Xuất phát từ vị trí chiến lược và tầm quan trọng đối với các nước trong khu vực, Biển Đông ngày càng trở thành một điểm nóng trong quan hệ quốc tế, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, gây mất ổn định trong khu vực. Hiện nay, trên Biển Đông xuất hiện một số tranh chấp phải kể đến như, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa 5 nước 6 bên gồm Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Brunei. Xuất phát từ đó, đề tài “Giải quyết tranh chấp về biển theo Công ước Luật biển năm 1982, áp dụng vào thực tiễn tranh chấp Biển Đông” được chọn làm đề tài nghiên cứu.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
“Tranh chấp quốc tế[1]” được hiểu là ít nhất có hai quốc gia với tư cách là chủ thể trong quan hệ tranh chấp đang có những xung đột và mâu thuẫn ý chí về những vấn đề liên quan đến thẩm quyền của quốc gia đó và những điều này đang tồn tại mà chưa giải quyết được. Do đó, tranh chấp quốc tế với nghĩa rộng khi đặt trong quan hệ lợi ích sẽ được hiểu là những mâu thuẫn về lợi ích chưa được điều hòa giữa những chủ thể của luật quốc tế.
Quy định cơ chế giải quyết các tranh chấp về biển được quy định cụ thể tại phần XV, từ Điều 279 đến Điều 299 của Công ước Luật biển 1982 và các Phụ lục có liên quan, bao gồm các vấn đề: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp; trình tự, thủ tục hòa giải; tổ chức, thẩm quyền và thủ tục tố tụng của Tòa án Quốc tế về Luật biển; thẩm quyền, thủ tục và giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; về việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa trọng tài đặc biệt…
1.1. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
Công ước Luật biển 1982 nhấn mạnh lấy Hiến chương Liên Hợp quốc làm căn cứ, áp dụng phương thức hòa bình để giải quyết tranh chấp. Điều 279 của Công ước quy định: “Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng phương pháp hòa bình theo đúng khoản 3 Điều 2 của Hiến chương Liên Hợp quốc, vì mục đích hòa bình này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở khoản 1 Điều 33 của Hiến chương[2]”. Như vậy rất rõ ràng, tôn chỉ lập pháp của Công ước Luật biển 1982 là giải quyết hòa bình những tranh chấp lợi ích biển giữa các nước, các khu vực, bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực. Như vậy, các bên có thể tán thành bất cứ một cách thức giải quyết tranh chấp nào mà họ lựa chọn. Không một quy định nào của Công ước ảnh hưởng dến quyền của các quốc gia áp dụng bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ[3]. Và “Khi có một tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác…[4]
Ngoài ra, các quốc gia trong vụ tranh chấp có quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó quốc gia có quyền tự do lựa chọn bất cứ phương thức giải quyết nào, chọn vào bất cứ thời điểm nào khi tranh chấp xảy ra, miễn sao phương thức đó là phương thức hòa bình. Điều 280 UNCLOS 1982 quy định: “Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ về vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước”.
Tại Phụ lục V của Công ước đã trù tính đến việc thành lập một ủy ban hòa giải với chức năng “nghe ý kiến của các bên, xem xét các yêu sách và các ý kiến phản bác của họ, và đưa
[1] Bùi Minh Thùy (2014), Cơ chế giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển theo Luật Quốc tế và thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt nam và các nước trong khu vực.
[2] Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc “Trong mỗi vụ tranh chấp, nếu kéo dài có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, các bên đương sự phải tìm cách giải quyết tranh chấp trước hết bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng các tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của họ”.
[3] Điều 280 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982
[4] Điều 283 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982